1 - Chọn lọc nguyên liệu gỗ
Những nguyên liệu gỗ tự nhiên được lựa chọn yêu cầu không bị nứt nẻ, vỡ hay mốc. Vân gỗ đẹp, đều, không bị sâu lõi.
2 - Xẻ gỗ thành tấm phối
Sau khi được lựa chọn, các nguyên liệu gỗ tự nhiên được cưa xẻ thành các phôi gỗ theo kích thước tiêu chuẩn.
Tấm phôi gỗ được công nhân xưởng gỗ đưa vào máy cưa xẻ mỏng tạo các tấm ván.
3 - Xử lý tấm phôi gỗ
Tấm phôi gỗ sau khi được xẻ tấm tiếp tục phơi khô, xử lý, tẩm sấy bằng các chất phụ gia theo tiêu chuẩn. Quá trình này nhằm mục đích rút bớt lượng nước tồn đọng trong thân gỗ.
Công đoạn này cũng giúp hạn chế tình trạng co ngót cong vênh của ván gỗ dưới tác động của khí hậu và thời tiết.
4 - Xử lý bề mặt gỗ
Dùng phương pháp mài mịn đánh bóng bề mặt gỗ bằng giấy ráp, có thể dùng máy hoặc phương pháp thủ công, sau đó lau chùi sạch bụi gỗ, mùn cưa.
5 - Sơn phủ bề mặt gỗ
Công đoạn này rất quan trọng trong quá trình sơ chế gỗ tự nhiên, giúp tạo độ bóng, chống mài mòn, bền màu hơn và tăng khả năng chịu nước.
Gỗ tự nhiên luôn được ưa chuộng trong xu hướng làm nội thất hiện nay. Tuy nhiên, việc chất liệu gỗ tự nhiên có bền đẹp hay không còn phụ thuộc vào quy trình và cách thức xử lý nguyên liệu gỗ của từng xưởng, đơn vị thi công.